Máy lọc nước gia đình sử dụng công nghệ nào?

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Trước thực trạng hiện nay nguồn nước ở nhiều nơi bị ô nhiễm, nhiều gia đình đã phải tìm đến những máy lọc nước gia đình như một giải pháp phổ biến và hiệu quả.

Chính vì vậy, các nhà sản xuất máy lọc nước thường cường điệu hóa các nguy cơ của nước sinh hoạt khiến mọi người càng cảm thấy hoang mang, lo sợ về sức khỏe nhằm mục đích là bán được thật nhiều sản phẩm.

Với các nguồn nước hiện nay, lọc nước là cần thiết, tuy nhiên cần phải hiểu rõ bản chất của từng loại nước và từng loại thiết bị lọc để chọn cho đúng loại thiết bị tốt nhất cho gia đình.

Máy lọc nước gia đình sử dụng công nghệ lọc nước nào?

Công nghệ lọc nước hiện tại chia làm 2 loại chính là công nghệ RO (thẩm thấu ngược) với các thương hiệu như Kangaroo, Karofi… và công nghệ Nano (sử dụng than hoạt tính, sợi bạc) như thương hiệu Barrier, Geyser…

Công nghệ RO (Reverse Osmosis – thẩm thấu ngược):

Sử dụng màng lọc RO có kích thước siêu nhỏ loại bỏ hoàn toàn từ tạp chất tới khoáng chất trong nước khiến nó trở nên tinh khiết giống như nước cất. Do các khoáng chất tự nhiên có lợi cho cơ thể ở trong nước như canxi, magie đã bị loại bỏ nên việc sử dụng công nghệ này về lâu dài không có lợi cho sức khỏe. Cơ thể con người hàng ngày phải nạp nhiều nước (khoảng 2 lít) nhưng khi nước không còn khoáng chất cung cấp cho cơ thể lâu dần sẽ gây ra các tình trạng như mệt mỏi, suy nhược, đau đầu, nghiêm trọng hơn là các triệu chứng chuột rút cơ bắp và nhịp tim bị suy giảm.

Do đó, giải pháp được các nhà sản xuất công nghệ lọc nước RO đưa ra là bổ sung thêm các lõi tạo khoáng để bù lại lượng khoáng chất mất đi. Tuy nhiên giải pháp nhân tạo này không có nhiều tác dụng trong việc tái tạo lại lượng khoáng tự nhiên trong nước. Chính vì lý do này mà công nghệ RO hiện nay ngày càng không được tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyên dùng.

Máy lọc nước công nghệ RO
Máy lọc nước công nghệ RO

Về ứng dụng, đối với những nguồn nước tự nhiên hoặc các nguồn nước không sạch như ở nông thôn, công nghệ RO vẫn phát huy tác dụng của nó khi có thể xử lý được hầu như tất cả nước đầu vào, thậm chí các lõi lọc RO đặc biệt còn có thể lọc cả muối, tuy không phải là giải pháp tối ưu do chi phí cao.

Các hệ thống lọc RO còn có một vài nhược điểm nữa là: phải dùng điện do áp lực nước thường không đủ để vận hành, đồng thời xả ra rất nhiều nước thải (tới 70%), phức tạp đắt tiền, dễ trục trặc, tốn chỗ để, nước có vị nhạt hoặc vị lợ do bù khoáng.

Công nghệ RO thường được sử dụng để tạo ra nước tinh khiết đóng chai, nên việc sử dụng lâu dài nước uống đóng chai cũng không phải là điều tốt cho sức khỏe mặc dù các nhà sản xuất đều khẳng định là nước đóng chai có đầy đủ khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy tốt nhất không nên lạm dụng nước đóng chai đóng bình, nhất là nước đóng chai đóng bình không rõ thương hiệu, không đạt chất lượng. Nước đóng chai để dài ngày thậm chí còn bị tái nhiễm vi sinh và thôi nhiễm các chất độc hại từ vỏ nhựa. Vị của nước đóng chai thường nhạt do không đủ khoáng chất hoặc lợ do bù khoáng nhân tạo.

Hiện tại ở thị trường Việt Nam, vì lợi nhuận và tiết kiệm giá thành mà một số công ty chỉ nhập về các màng lọc của Mỹ, Châu Âu, còn các linh kiện khác thường được nhập từ Trung Quốc, các linh kiện này thường có giá thành rẻ, nhưng chất lượng không được đảm bảo.

Công nghệ Nano – Không có nước thải trong quá trình lọc

Với khe hở màng lọc to hơn ở công nghệ RO khoảng 100 lần, lõi lọc có thành phần chủ yếu là than hoạt tính đã qua xử lý, lõi phủ bạc sử dụng công nghệ Nano để tăng bề mặt hấp thụ, có khả năng trao đổi ion, diệt vi khuẩn… Ưu điểm là nhỏ gọn, dễ lắp đặt, không cần dùng điện, không xả nước thải, các thành phần bên trong lõi lọc được tính toán để loại bỏ Clo, kim loại nặng, tạp chất trong nước mà vẫn giữ lại được khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Công nghệ Nano tiêu chuẩn cho hiệu quả cao nhất với nước máy ở các khu vực đô thị.

Nước máy đô thị là nước ngọt đã qua xử lý lắng lọc công nghiệp, sau đó sử dụng hóa chất Chlorine (Clo) để khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn trong nước. Tuy nhiên nó lại làm cho nước máy có mùi khó chịu, có thể phản ứng với một số chất hữu cơ khác tạo thành Clo hữu cơ độc hại. Ngoài ra trong nước máy có nhiều kim loại nặng, tạp chất, dầu mỏ, thuốc trừ sâu… mà hệ thống xử lý nước công nghiệp không loại bỏ hết được.

Công nghệ lọc nước Nano có khả năng giải quyết khá tốt các vấn đề nước máy đô thị như đã nêu trên nhưng có nhược điểm là giá thành đầu tư ban đầu hơi cao (thường từ 3,5 – 5 triệu đồng), công suất lọc không cao, nhanh phải thay lõi lọc do màng lọc Nano không thể rửa lại được (không có cơ chế tự rửa như màng RO) và giá thành thay thế cao. Một bộ lọc Nano gắn bếp có thể lọc được khoảng 10.000 lít nước máy trong khi con số ở lõi lọc công nghệ RO là 25.000 lít.

Ngoài hai công nghệ bên trên, hiện tại thị trường còn có công nghệ lọc mới mang tên UF (Ultra Filtration – màng siêu lọc) với cơ chế hoạt động tương tự như công nghệ Nano nhưng chưa được kiểm nghiệm, phản hồi thực tế nhiều từ các chuyên gia và người dùng như hai công nghệ trên.

Những máy lọc nước Nano gia đình tốt nhất hiện nay

1. Máy lọc nước Barrier Expert Standard – giá khoảng 3,2 triệu đồng

Có thiết kế nhỏ gọn, tiện lắp đặt trong nhà bếp với 3 cột lọc, không sử dụng điện, không có nước thải. Lõi số 1 sẽ loại bỏ cặn bẩn và các hạt có kích thước trên 5um, lõi số 2 có khả năng trao đổi ion giúp loại bỏ các kim loại nặng có trong nước như: chì, cadimi, thủy ngân, giảm độ cứng canxi, magie và các chất độc hại khác, lõi số 3 xử lý cacbon loại bỏ hoàn toàn mùi và vị của Clo và các hợp chất chứa Clo, thuốc trừ sâu, các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs). Đặc biệt với lớp cacbon Nano bạc sẽ tiêu diệt mọi vi khuẩn trong nước. Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng ở Nga và có thời gian bảo hành lên đến 36 tháng.

2. Ca lọc nước Barrier – giá khoảng 400 nghìn đồng

Để tiện lợi hơn trong nhu cầu sử dụng hàng ngày và tiện mang theo bên mình khi đi công tác, hãng Barrier đã thu nhỏ hệ thống lọc Nano (được gọi là Nano Plus) vào một chiếc bình nhỏ cùng một lõi lọc rất cơ động chi phí đầu tư thấp. Một lõi lọc nước máy tiêu chuẩn có khả năng lọc được khoảng 350 lít nước, bằng khoảng 18 thùng nước đóng bình 19 lít, một gia đình 2 người có thể sử dụng trong 3 tháng cho cả nấu ăn với một lần thay lõi. Có nhiều loại lõi lọc tối ưu hóa đối với từng loại nước: Nước máy, nước sông nước giếng, nước nhiễm thạch tín… Tất cả các loại lõi lọc này đều có thể lọc uống liền mà không phải đun nấu, sử dụng thuận tiện, di động, một số model có khả năng bỏ vừa cánh tủ lạnh, chức năng hẹn thời gian thay lõi…

3. Máy lọc nước Geyser DL5 – giá khoảng 2,5 triệu đồng

Sản phẩm được nhập khẩu nguyên chiếc tại Nga, được bảo hành lên đến 5 năm và được nhiều người biết đến trên thị trường. Máy không chỉ có tác dụng lọc thô thông thường, lõi lọc số 1 còn có khả năng loại bỏ các kim loại nặng như Asen, Pb – thành phần có thể sinh ra từ các mối hàn đường ống dẫn nước. Cốc lọc bằng nhựa nguyên sinh cao cấp chất lượng cao, khả năng lọc sạch vi khuẩn nhưng vẫn giữ được các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Máy không có nước thải, thiết kế nhỏ gọn, hoạt động bền bỉ, ít trục trặc, dễ lắp đặt, phù hợp với mọi không gian nhất là các khu chung cư, các căn hộ nhỏ.

4. Máy lọc nước DLink DK5 new – giá khoảng 3,5 triệu đồng

Máy lọc nước nano DLink với công nghệ mới có những ưu điểm như: Không dùng điện, không thải nước, có thể chạy được với áp lực nước trên 0,5m và lọc ra nguồn nước sạch có thể uống trực tiếp. Nước sau khi lọc giữ được vi khoáng có lợi cho cơ thể, uống vào có cảm giác mềm ngọt chứ không nhạt hoặc lợ như nước lọc bằng công nghệ RO.

Rate this post

Trả lời

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0982710898